Để biết về chợ cùng tên, xem chợ nổi Ngã Bảy.
Thị xã Ngã Bảy | ||
---|---|---|
Thị xã | ||
![]()
Chợ nổi Ngã Bảy
| ||
Địa lý | ||
Tọa độ: 9°48′59″B 105°49′11″ĐTọa độ: 9°48′59″B 105°49′11″Đ | ||
Diện tích | 79,26 km2 | |
Dân số (2015) | ||
Tổng cộng | 71.000 người | |
Thành thị | 60,6% | |
Nông thôn | 39,4% | |
Mật độ | 896 người/km2 | |
Dân tộc | Kinh,... | |
| ||
Hành chính | ||
Quốc gia | ![]() | |
Vùng | Đồng băng | |
Tỉnh | Hậu Giang | |
Thành lập | 2005[1] | |
Trụ sở UBND | 3015 Đường Hùng Vương, Phường Ngã Bảy, Thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang | |
Mã hành chính | 931[1] | |
Ngã Bảy là một thị xã thuộc tỉnh Hậu Giang, đổi tên từ thị xã Tân Hiệp (trước đây nằm trong huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Cần Thơ và sau đó là tỉnh Hậu Giang).[2] Ngã Bảy là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh, đồng thời là đầu mối giao thông thủy quan trọng trong vùng. Thị xã nằm giữa các trục giao thông quan trọng như: quốc lộ 1A, Quản Lộ - Phụng Hiệp, đường tỉnh 927, đường nối thị xã Ngã Bảy với đường Nam Sông Hậu... là điều kiện để phát triển kinh tế cho địa phương.
Thị xã Ngã Bảy ngày nay trước năm 2005 bao gồm thị trấn Phụng Hiệp, một phần xã Phụng Hiệp và các xã lân cận như Đại Thành, Tân Thành. Từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1975, làng Phụng Hiệp và sau năm 1956 là xã Phụng Hiệp liên tục giữ vai trò là quận lỵ quận Phụng Hiệp. Sau năm 1975, quận Phụng Hiệp đổi thành huyện Phụng Hiệp, đồng thời tách đất xã Phụng Hiệp để thành lập thị trấn Phụng Hiệp và xã Đại Thành, về sau lại tách đất xã Đại Thành để thành lập xã Tân Thành. Từ đó, thị trấn Phụng Hiệp tiếp tục giữ vai trò là huyện lỵ huyện Phụng Hiệp. Từ năm 2005, huyện lỵ được dời về thị trấn Cây Dương, do khu vực này đã được nâng cấp trở thành thị xã tồn tại ngang hàng với huyện Phụng Hiệp.
Vị trí địa lý
Thị xã ở phía Đông Bắc của tỉnh Hậu Giang:
- Bắc giáp huyện Châu Thành.
- Tây và Nam giáp huyện Phụng Hiệp.
- Đông giáp huyện Kế Sách của tỉnh Sóc Trăng.
Hành chính
Lịch sử
Trước khi thành lập vào năm 2005, địa bàn thị xã Ngã Bảy ngày nay nằm trong địa giới hành chính của huyện Phụng Hiệp gồm 3 thị trấn: Phụng Hiệp (huyện lỵ), Cây Dương, Kinh Cùng và 14 xã: Đại Thành, Tân Thành, Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân Bình, Hòa An, Phương Bình, Phương Phú, Hòa Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hòa, Bình Thành, Tân Long, Long Thạnh. Phần trung tâm của thị xã Ngã Bảy trước đây là thị trấn Phụng Hiệp, huyện lỵ của huyện Phụng Hiệp.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2005/NĐ-CP[3] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Phụng Hiệp để thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang; thành lập phường, xã thuộc thị xã Tân Hiệp như sau:
1.Thành lập thị xã Tân Hiệp trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Phụng Hiệp, xã Đại Thành, xã Tân Thành, 1.932,76 ha diện tích tự nhiên và 11.482 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp, 220 ha diện tích tự nhiên và 1.170 nhân khẩu của xã Tân Phước Hưng thuộc huyện Phụng Hiệp. Thị xã Tân Hiệp có 7.894,93 ha diện tích tự nhiên và 61.024 nhân khẩu.
2.Thành lập phường, xã thuộc thị xã Tân Hiệp:
- Thành lập phường Ngã Bảy trên cơ sở 217,61 ha diện tích tự nhiên và 8.964 nhân khẩu của thị trấn Phụng Hiệp, 78,65 ha diện tích tự nhiên và 1.500 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp, 176,69 ha diện tích tự nhiên và 3.100 nhân khẩu của xã Đại Thành. Phường Ngã Bảy có 472,95 ha diện tích tự nhiên và 13.564 nhân khẩu.
- Thành lập phường Lái Hiếu trên cơ sở 357,99 ha diện tích tự nhiên và 7.160 nhân khẩu của thị trấn Phụng Hiệp, 338,38 ha diện tích tự nhiên và 1.996 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp, 120 ha diện tích tự nhiên và 670 nhân khẩu của xã Tân Phước Hưng. Phường Lái Hiếu có 816,37 ha diện tích tự nhiên và 9.826 nhân khẩu.
- Thành lập phường Hiệp Thành trên cơ sở 828,57 ha diện tích tự nhiên và 8.632 nhân khẩu của thị trấn Phụng Hiệp, 296,61 ha diện tích tự nhiên và 1.917 nhân khẩu của xã Đại Thành, 100 ha diện tích tự nhiên và 500 nhân khẩu của xã Tân Phước Hưng. Phường Hiệp Thành có 1.225,18 ha diện tích tự nhiên và 11.049 nhân khẩu.
- Thành lập xã Hiệp Lợi trên cơ sở 1.515,73 ha diện tích tự nhiên và 7.986 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp. Xã Hiệp Lợi có 1.515,73 ha diện tích tự nhiên và 7.986 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị xã Tân Hiệp và các phường, xã trực thuộc, thị xã Tân Hiệp có 6 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường Ngã Bảy, Lái Hiếu, Hiệp Thành và các xã Hiệp Lợi, Đại Thành, Tân Thành.
Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 124/2006/NĐ-CP[4] về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ, đổi tên thị xã Tân Hiệp thành thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Theo đó, thị xã Tân Hiệp được đổi tên thành thành phố Ngã Bảy cho đến ngày nay.
Ngày 30 tháng 12 năm 2014, Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 1589/QĐ-BXD công nhận thị xã Ngã Bảy là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Hậu Giang[5].
Ngày 08/10/2015,Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 1724/QĐ-TTg của Thủ tướng: Công nhận thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.Đơn vị nông thôn mới cấp huyện đầu tiên của ĐBSCL.
Đường phố
Các tuyến đường chính[sửa | sửa mã nguồn]
- Hùng Vương (quốc lộ 1 đi qua các phường Hiệp Thành, Ngã Bảy và xã Hiệp Lợi)
- Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp (đi qua phường Hiệp Thành)
- 3 Tháng 2 (đường tránh quốc lộ 1 đi qua các xã Hiệp Lợi, Đại Thành và phường Hiệp Thành)
- 30 Tháng 4 (tỉnh lộ 927 đi qua phường Lái Hiếu)
- Nguyễn Trãi (tỉnh lộ 927 đi qua các phường Ngã Bảy và Lái Hiếu)
- Nguyễn Trung Trực (đi qua phường Lái Hiếu)
- Trần Nam Phú (đi qua phường Hiệp Thành)
Đường địa phương
- Phường Ngã Bảy: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Mạc Đĩnh Chi, Triệu Ẩu, Bạch Đằng, Nguyễn Minh Quang, Phạm Hùng, Đoàn Văn Chia, Nguyễn Huệ, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đình Phùng, Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Nết, Nguyễn Thị Xem
- Phường Lái Hiếu: Triệu Vĩnh Tường, Ngô Quyền, Nguyễn Thị Định
- Phường Hiệp Thành: 1 Tháng 5, Cao Thắng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Du, Trương Thị Hoa
Ngã Bảy trong thơ ca
-
-
- Ngã Bảy chia dòng xuôi lục tỉnh
- Cà Mau, Rạch Giá nối Hậu Giang
- Khách thương hồ nổi trôi sông nước
- Năm tháng thuyền dong lướt dặm ngàn.
-
Kinh tế
- Thị xã Ngã Bảy đang có định hướng chia tách các phường (xã) thành lập các phường (xã) mới vào năm 2012-2015.
- Địa hình khá bằng phẳng, cảnh quang đẹp với 7 nhánh sông hội tụ, là đầu mối giao thông thủy quan trọng trong vùng. Về đường bộ, thị xã nằm giữa các trục giao thông quan trọng là điều kiện để phát triển kinh tế cho địa phương và cũng là điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
- Địa danh này cùng kênh Phụng Hiệp được nhắc đến trong nhạc phẩm Tình anh bán chiếu của Viễn Châu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét