Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

ĐÔI NÉT VỀ THỊ XÃ NGÃ BẢY

Bách khoa toàn thư "Wikipedia"


Thị xã Ngã Bảy
Thị xã
Cho-Noi-Nga-Bay.jpg
Chợ nổi Ngã Bảy
Địa lý
Tọa độ9°48′59″B 105°49′11″ĐTọa độ9°48′59″B 105°49′11″Đ
Diện tích79,26 km2
Dân số (2015)
 Tổng cộng71.000 người
 Thành thị60,6%
 Nông thôn39,4%
 Mật độ896 người/km2
Dân tộcKinh,...
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng băng
TỉnhHậu Giang
Thành lập2005[1]
 Trụ sở UBND3015 Đường Hùng Vương, Phường Ngã Bảy, Thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang
Mã hành chính931[1]


Ngã Bảy là một thị xã thuộc tỉnh Hậu Giang, đổi tên từ thị xã Tân Hiệp (trước đây nằm trong huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Cần Thơ và sau đó là tỉnh Hậu Giang).[2] Ngã Bảy là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh, đồng thời là đầu mối giao thông thủy quan trọng trong vùng. Thị xã nằm giữa các trục giao thông quan trọng như: quốc lộ 1AQuản Lộ - Phụng Hiệp, đường tỉnh 927, đường nối thị xã Ngã Bảy với đường Nam Sông Hậu... là điều kiện để phát triển kinh tế cho địa phương.
Thị xã Ngã Bảy ngày nay trước năm 2005 bao gồm thị trấn Phụng Hiệp, một phần xã Phụng Hiệp và các xã lân cận như Đại Thành, Tân Thành. Từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1975, làng Phụng Hiệp và sau năm 1956 là xã Phụng Hiệp liên tục giữ vai trò là quận lỵ quận Phụng Hiệp. Sau năm 1975, quận Phụng Hiệp đổi thành huyện Phụng Hiệp, đồng thời tách đất xã Phụng Hiệp để thành lập thị trấn Phụng Hiệp và xã Đại Thành, về sau lại tách đất xã Đại Thành để thành lập xã Tân Thành. Từ đó, thị trấn Phụng Hiệp tiếp tục giữ vai trò là huyện lỵ huyện Phụng Hiệp. Từ năm 2005, huyện lỵ được dời về thị trấn Cây Dương, do khu vực này đã được nâng cấp trở thành thị xã tồn tại ngang hàng với huyện Phụng Hiệp.

Vị trí địa lý

Thị xã ở phía Đông Bắc của tỉnh Hậu Giang:

Hành chính

Thị xã Ngã Bảy có 06 đơn vị hành chính trong đó có 3 phường và 3 :

Lịch sử


Phố phường Ngã Bảy
Trước khi thành lập vào năm 2005, địa bàn thị xã Ngã Bảy ngày nay nằm trong địa giới hành chính của huyện Phụng Hiệp gồm 3 thị trấn: Phụng Hiệp (huyện lỵ), Cây Dương, Kinh Cùng và 14 xã: Đại Thành, Tân Thành, Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân Bình, Hòa An, Phương Bình, Phương Phú, Hòa Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hòa, Bình Thành, Tân Long, Long Thạnh. Phần trung tâm của thị xã Ngã Bảy trước đây là thị trấn Phụng Hiệp, huyện lỵ của huyện Phụng Hiệp.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2005/NĐ-CP[3] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Phụng Hiệp để thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang; thành lập phường, xã thuộc thị xã Tân Hiệp như sau:
1.Thành lập thị xã Tân Hiệp trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Phụng Hiệp, xã Đại Thành, xã Tân Thành, 1.932,76 ha diện tích tự nhiên và 11.482 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp, 220 ha diện tích tự nhiên và 1.170 nhân khẩu của xã Tân Phước Hưng thuộc huyện Phụng Hiệp. Thị xã Tân Hiệp có 7.894,93 ha diện tích tự nhiên và 61.024 nhân khẩu.
2.Thành lập phường, xã thuộc thị xã Tân Hiệp:
  • Thành lập phường Ngã Bảy trên cơ sở 217,61 ha diện tích tự nhiên và 8.964 nhân khẩu của thị trấn Phụng Hiệp, 78,65 ha diện tích tự nhiên và 1.500 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp, 176,69 ha diện tích tự nhiên và 3.100 nhân khẩu của xã Đại Thành. Phường Ngã Bảy có 472,95 ha diện tích tự nhiên và 13.564 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Lái Hiếu trên cơ sở 357,99 ha diện tích tự nhiên và 7.160 nhân khẩu của thị trấn Phụng Hiệp, 338,38 ha diện tích tự nhiên và 1.996 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp, 120 ha diện tích tự nhiên và 670 nhân khẩu của xã Tân Phước Hưng. Phường Lái Hiếu có 816,37 ha diện tích tự nhiên và 9.826 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Hiệp Thành trên cơ sở 828,57 ha diện tích tự nhiên và 8.632 nhân khẩu của thị trấn Phụng Hiệp, 296,61 ha diện tích tự nhiên và 1.917 nhân khẩu của xã Đại Thành, 100 ha diện tích tự nhiên và 500 nhân khẩu của xã Tân Phước Hưng. Phường Hiệp Thành có 1.225,18 ha diện tích tự nhiên và 11.049 nhân khẩu.
  • Thành lập xã Hiệp Lợi trên cơ sở 1.515,73 ha diện tích tự nhiên và 7.986 nhân khẩu của xã Phụng Hiệp. Xã Hiệp Lợi có 1.515,73 ha diện tích tự nhiên và 7.986 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị xã Tân Hiệp và các phường, xã trực thuộc, thị xã Tân Hiệp có 6 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường Ngã Bảy, Lái Hiếu, Hiệp Thành và các xã Hiệp Lợi, Đại Thành, Tân Thành.
Ngày 27 tháng 10 năm 2006Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 124/2006/NĐ-CP[4] về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ, đổi tên thị xã Tân Hiệp thành thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Theo đó, thị xã Tân Hiệp được đổi tên thành thành phố Ngã Bảy cho đến ngày nay.
Ngày 30 tháng 12 năm 2014Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 1589/QĐ-BXD công nhận thị xã Ngã Bảy là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Hậu Giang[5].
Ngày 08/10/2015,Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 1724/QĐ-TTg của Thủ tướng: Công nhận thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.Đơn vị nông thôn mới cấp huyện đầu tiên của ĐBSCL.

Đường phố

Các tuyến đường chính[sửa | sửa mã nguồn]

Đường địa phương

Ngã Bảy trong thơ ca

Ngã Bảy chia dòng xuôi lục tỉnh
Cà Mau, Rạch Giá nối Hậu Giang
Khách thương hồ nổi trôi sông nước
Năm tháng thuyền dong lướt dặm ngàn.

Kinh tế

  • Thị xã Ngã Bảy đang có định hướng chia tách các phường (xã) thành lập các phường (xã) mới vào năm 2012-2015.
  • Địa hình khá bằng phẳng, cảnh quang đẹp với 7 nhánh sông hội tụ, là đầu mối giao thông thủy quan trọng trong vùng. Về đường bộ, thị xã nằm giữa các trục giao thông quan trọng là điều kiện để phát triển kinh tế cho địa phương và cũng là điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
  • Phong phú về đặc sản: rùarắntôm đồng, mía và cây ăn trái (nhiệt đới)...
XEM THÊM

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG THPT NGUYỄN MINH QUANG


        Ngày 20/8/1992 UBND tỉnh Cần Thơ đã có quyết định đổi tên trường phổ thông trung học cấp II thị trấn I thành trường phổ thông trung học Phụng Hiệp II trực thuộc sở GD&ĐT tỉnh Cần Thơ, trường đã hình thành từ đây. Trong năm học đầu tiên 1992-1993 này trường chỉ có 12 phòng học dành cho 24 lớp với tổng số học sinh là 1114 em bao gồm cả cấp II và cấp III, trong đó khối cấp III chỉ có 7 lớp với 264 học sinh. Khi đó trường nằm ven quốc lộ 1 thuộc huyện Phụng Hiệp và chỉ có vỏn vẹn 34 giáo viên, 8 nhân viên trong bộ máy hoạt động.
        Sau 3 năm học, đến ngày 20/11/1995 trường lại được đổi tên thành trường phổ thông bán công Phụng Hiệp trực thuộc sở GD&ĐT tỉnh Cần Thơ.
        Năm 2002 trường được dời về số 58 đường 30/4 thuộc khu vực 2 của phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang và đã ổn định liên tục đến nay.
        Năm 2004 sau khi chia tách tỉnh để hình thành tỉnh Hậu Giang, trường tiếp tục giữ tên bán công Phụng Hiệp nhưng trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, cũng trong năm học 2004 – 2005 này, trường đã tách hẳn cấp II ra riêng và chỉ còn lại giữ lại 18 lớp của khối cấp III.
        Ngày 14/11/2005 trường tiếp tục được đổi tên thành trường Trung học phổ thông Bán công Nguyễn Minh Quang, tên của đ/c cách mạng nguyên là Bí thư tỉnh ủy Cần Thơ (1972), nguyên chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (1975) và là đại biểu Quốc hội khóa IV (1976) của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
        Ngày 22/5/2008, UBND tỉnh Hậu Giang có chủ trương xóa bán công nên trường lại một lần nữa được đổi tên là trường THPT Nguyễn Minh Quang và giữ cho đến nay.
        Chất lượng giảng dạy của trường được nâng lên theo từng năm. Cụ thể các năm học gần đây như năm 2009 – 2010 tỉ lệ tốt nghiệp THPT đạt 91,9%, có 3 học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh thì năm học 2010 – 2011 đã tăng lên là 99,7%, học sinh giỏi cũng tăng lên là 9 em cho các môn văn hóa trong đó có em được nằm trong đội tuyển của tỉnh để thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Năm học 2011 – 2012, 2012 – 2013 vừa qua với quyết tâm cao của tập thể sư phạm, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đã đạt được là 100% mang lại niềm vui trọn vẹn cho các em học sinh đồng thời đáp ứng được  nguyện vọng của cha mẹ học sinh.
        Trong xu thế phát triển chung của xã hội, trường THPT Nguyễn Minh Quang cũng có nhiều đổi thay cả về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên của trường. Hiện trường có tổng cộng 21 phòng học lầu kiên cố, 2 phòng thực hành tin học của học sinh, 1 phòng máy tính của giáo viên, 2 phòng ứng dụng công nghệ thông tin, 1 phòng thư viện, 3 phòng thí nghiệm Lý -  Hóa -  Sinh, 1 phòng giáo dục thể chất và 1 khu hành chính riêng. Đội ngũ giáo viên của trường cũng ngày càng phát triển hơn về số lượng cũng như về chất lượng chuyên môn, trong kỳ thi giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2010 – 2011 đã có 8 giáo viên của trường đạt giải giáo viên giỏi trong đó có những thứ hạng cao như giải I, II, III…, 1 GV đạt giải I cuộc thi sáng tạo. Năm học 2012 – 2013 có 2 GV đạt giải II trong cuộc thi GVG cấp tỉnh, 1 GV đạt giải sáng tạo và 2 GV đạt giải trong cuộc thi KHKT cấp tỉnh. Số lượng học sinh đậu vào các trường đại học – cao đẳng cũng tăng dần, năm học 2010 – 2011 có 14 em đậu ĐH nguyện vọng 1 thì năm 2011 – 2012 số em đậu nguyện vọng 1 ĐH – CĐ là 33 em.
        Hiện nay trường có tổng cộng 28 lớp với hơn 1000 học sinh, đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường là 77, đa số trong đó là trẻ, nhiệt tình và tâm huyết đã tạo nên một tập thể sư phạm đoàn kết, gắn bó với trường lớp. Nề nếp học tập của học sinh cũng như chất lượng giảng dạy ngày một nâng lên cùng với môi trường ngày một khang trang hơn đã tạo được niềm tin nơi phụ huynh học sinh khi gửi gấm con em mình tại trường THPT Nguyễn Minh Quang.

XEM THÊM

TRI ÂN THẦY CÔ

        Đã bao năm học trôi qua, thời gian trôi nhanh như một giấc mơ, thấp thoáng năm nay tôi đã là một học sinh THPT, mới ngày nào còn là cậu học trò nhỏ nhưng năm nay tôi đã lớn. Năm nay cũng đã là học sinh cuối cấp rồi nên trong lòng tôi mỗi ngày đến lớp là một niềm vui.
        Đến đây em xin cảm ơn tất cả thầy cô giáo đã dạy dỗ em lớn khôn thành người "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy" đúng như vậy.
        Cha mẹ tạo chúng ta ra nhưng thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nhiều nhất nên công lao của thầy cô không hề nhỏ tí nào. Ai trong thời áo trắng của chúng ta đều có những kỉ niệm vui buồn bên mái trường, thầy cô và bạn bè trên từng tiết học. Những lúc làm phiền lòng thầy cô đó có thể là những kỉ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời học sinh. Ở thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo và là một ánh đèn soi gọi cho từng bước chân của em đi, còn là chỗ dựa tinh thần lớn động viên em khi vấp ngã, đến bây giờ em mới cảm nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất mà thầy cô dành cho chúng em. Đáp lại tình yêu thương thầy cô dành cho chúng em, chúng em sẽ nghe từng lời giảng lời dạy dỗ của thầy cô.

-Trọng Nghĩa- 
--------------------------------------------------
***
Ảnh minh họa

XEM THÊM

THẦY VÀ CHUYẾN ĐÒ XƯA

Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa 
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều 

Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên 
Rời xa bến nước quên tên 
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười 

Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông 
Mắt thầy mòn mỏi xa trông 
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...


-Trọng Nghĩa sưu tầm- 
--------------------------------------------------
***


XEM THÊM

NHỚ ƠN CÔ


Viên phấn cầm trên tay
Cô dạy em bài học
Hạt bụi phấn bay bay
Mái tóc cô bạc màu

Bao mùa học trôi qua
Người cô em đã già
Cho em nhiều kiến thức
Để bước vào tương lai

Những bài giảng thật hay
Bao thế hệ trôi qua
Gói hành trang thêm nặng
Ôi! nghĩa tình của cô

Nếu mai này khôn lớn
Em không thể quên được
Công ơn cô to lớn
Dạy em thơ nên người


-Yến Nhi- 
--------------------------------------------------
***

XEM THÊM

TÌNH THẦY TRÒ


Mười hai năm tuổi học trò ngắn ngủi
Cả môt đời chỉ chiếm một phần thôi
Nhưng để lại trong tôi nhiều kỉ niệm
Với mái trường cùng bạn bè và thầy cô
Thầy cô vẫn làm việc chăm chỉ
Tất cả vì học sinh thân yêu
Và từng chiều, từng chiều, từng chiều
Bên cửa sổ soạn từng trang giáo án
Dạy kiến thức cho học sinh vào đời
Chúng em biết ơn thầy, thầy ơi!
Luôn ghi khắc bóng thầy cô mãi mãi
Vì bụi phấn vì thời gian trôi mãi
Vì một niềm tin hi vọng vào tương lai
Cả con đường phía trước vẫn còn dài
Lời dặn dò thầy cô còn đọng mãi
Hình bóng thầy cô khắc ghi mãi không phai…

-Ngọc Thi- 
--------------------------------------------------
***
Ảnh minh họa

XEM THÊM

GỬI CÔ


Nếu Ngày mai em sẽ chẳng làm thơ
Và sẽ viết những dòng văn rất vội
Dù em biết lúc ấy mình có lỗi
Với những gì đã có của hôm nay

Những ngày cuối cùng của tuổi ngây thơ
Lũ học trò vẫn hồn nhiên tinh nghịch
Đầy niềm tin và ước mơ cháy bỏng
Luôn nhớ tới lời cô: “Tin ở tương lai”

Như cây non khao khát mặt trời
Nhưng dễ gãy trước những cơn gió sớm
Chúng em mãi ngây ngô, biết bao giờ lớn
Cô trăn trở từng đứa cho mai sau…

Nhưng từ hôm nay,cuộc sống mới bắt đầu
Với chân trời hồng ước mơ vẫy gọi
Chúng em là diều xanh luôn khát khao trời rộng
Cô neo đậu cánh diều vào sợi dây tin yêu
Mãi mãi trong tim em ấp ủ bao điều

Có thể ngày mai em sẽ chẳng làm thơ
Và sẽ viết những dòng văn rất vội
Nhưng em vẫn không bao giờ, không bao giờ quên nỗi
Những tháng ngày tươi đẹp của hôm nay…

-Diệu Thạnh-
--------------------------------------------------
***
Ảnh minh họa

XEM THÊM